Để chống lại những cơn nôn, ói đầy khó chịu phần lớn chúng ta thường sử hai loại thuốc chống nôn phổ biến là thuốc domperidon stada và metoclopramide. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng nếu lạm dụng hai loại thuốc này sẽ gây ra những hậu quả vô cùng xấu đến sức khỏe.
- Tìm hiểu về thuốc kháng sinh Augmentin 500mg
- Thuốc Oracortia giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả
- Thuốc Sulpirid có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Domperidon stada là loại thuốc chống nôn rất hiệu quả
Thuốc Domperidon Stada gây tác hại xấu đến tim mạch
Theo một số thông tin từ trang Tin tức ngành Dược đã khuyến cáo, thuốc Domperidon stada có thể gây ra các nguy cơ trên tim mạch như rối loạn nhịp tim, loạn nhịp thất, ngừng tim và thậm chí còn có thể đưa đến đột tử. Trong đó những đối tượng có nguy cơ cao là những người có tiền sử về bệnh lý tim mạch, người trên 60 tuổi với liều dùng nhỏ hơn 30 mg mỗi ngày. Các bác sĩ nên hạn chế chỉ định dùng domperidone và chỉ dùng ở liều lượng thấp nhất đối với cả người lớn lẫn trẻ em. Đối với thuốc dạng tiêm: có một tác dụng phụ nghiêm trọng là làm đoạn QT trên điện tâm đồ dài ra, gây đột tử , nên từ năm 1986 dạng thuốc tiêm đã không được lưu hành tại Pháp và châu Âu.
Bên cạnh đó, theo chia sẻ của các giảng viên khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Domperidon stada còn có các tác dụng phụ khác như ngứa, nổi mày đay, tiêu chảy, căng tức vú, nhức đầu, buồn ngủ, chảy sữa … nhưng cũng ít gặp và sẽ hết khi ngưng thuốc.
Tại Anh, có trường hợp một trẻ sinh non 28 tuần tử vong do hội chứng thần kinh ác tính (co giật) sau khi được chỉ định Domperidon stada, người ta cho rằng do thuốc đã qua được hàng rào máu não chưa trưởng thành ở trẻ sinh non.
Ngoài ra nồng độ thuốc sẽ gia tăng trong máu đáng kể và khả năng gây ra tác dụng phụ sẽ cao hơn nhiều khi người uống suy gan, suy thận hoặc dùng chung với các loại thuốc sau: hai loại thuốc kháng nấm ketoconazole và Itraconazole làm tăng nồng độ domperidone trong huyết tương; thuốc kháng sinh nhóm Macrolide, Erythromycin, ức chế sự chuyển hóa của Domperidon stadado đó làm tăng nồng độ domperidone và tác dụng phụ của thuốc; thuốc chống loạn nhịp tim (Amiodarone), thuốc trị cao huyết áp (Diltiazem, Verapamil), thuốc điều trị HIV thuộc nhóm ức chế men Protease./.
Thận trọng khi sử dụng metoclopramide
Căn cứ theo những thông tin chính thống từ cơ quan Y tế Pháp đã quyết định không sử dụng trên trẻ em vì tác dụng phụ trên thần kinh, gây ra rối loạn ngoại tháp (run, cử động bất thường ở cơ mặt và mắt). Bên cạnh đó, theo tìm hiểu của Dược sĩ Nguyễn Thị Thắm tốt nghiệp Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur còn cho biết, cơ quan quản lý Dược phẩm Châu Âu thì lưu ý rằng nguy cơ tác dụng phụ về thần kinh xảy ra cấp tính ở trẻ em cao hơn 6 lần so với người lớn, nguy cơ này tăng theo liều lượng và thời gian điều trị; riêng đối với người lớn tuổi thì chứng rối loạn vận động muộn sẽ thường rất dễ gặp. FDA yêu cầu tất cả các nhà sản xuất metoclopramide phải cảnh báo nguy cơ rối loạn vận động muộn do việc sử dụng thuốc kéo dài hoặc liều cao. Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu kết luận rằng tỷ lệ rủi ro/lợi ích của metoclopramide là không thuận lợi khi sử dụng trong thời gian dài và khuyến cáo không được kê đơn metoclopramide quá năm ngày ở trẻ em và cả người lớn, không được sử dụng ở trẻ em dưới một tuổi.
Không nên làm dụng nhiều thuốc Metoclopramide để trị chứng nôn
Dù các trường hợp biến cố tim mạch nghiêm trọng (như nhịp tim nhanh trên thất, hạ huyết áp, ngất, tăng huyết áp, sốc, nhịp tim chậm và ngừng tim) là hiếm hoi, Ủy ban Dược phẩm châu Âu cũng khuyến cáo cần cẩn thận theo dõi trên người có nguy cơ (người già, người có vấn đề về dẫn truyền nhịp tim trước đó, nhịp tim chậm hoặc mất cân bằng điện giải), vì bệnh nhân có thể bị kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ gây đột tử.
Tác dụng phụ khác của metoclopramide gây ra với người dùng như loạn trương lực cơ, gây bồn chồn và tăng prolactin trong máu dẫn đến chảy sữa ở phụ nữ, trầm cảm, táo bón, nhức đầu.
Liều tối đa khuyến cáo ở trẻ em và người lớn được hạ xuống và các dạng bào chế có liều cao được thu hồi. Liều khuyến cáo tối đa hiện nay là 0,5mg/kg/ngày cho người lớn, liều tiêu chuẩn được thiết lập ở mức 10 mg, tối đa 3 lần mỗi ngày. Đối với trẻ em, liều khuyến cáo nên dùng là từ 0,1mg đến 0,15mg/kg/ ngày, chia làm 3 lần.