Danh mục
Trang chủ >> Chợ thuốc tân Dược >> Dược sĩ tư vấn cách sử dụng thuốc Pabemin an toàn nhất

Dược sĩ tư vấn cách sử dụng thuốc Pabemin an toàn nhất

Trong các trường hợp cảm mạo thông thường người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc Pabemin. Vậy sử dụng thuốc Pabemin như thế nào là đúng và hiệu quả.

Thông tin về thuốc Pabemin 

Thuốc Pabemin có thành phần gồm Acetaminophen, Thiamine nitrate, Chlorpheniramine cùng một số tá dược vừa đủ. Trong đó:

  • Acetaminophen (Paracetamol): Đây là chất chuyển hóa hoạt tính của Phenacetin, có tác dụng giảm đau, hạ sốt.
  • Thiamine nitrate: Là một khoáng chất được chỉ định để phòng ngừa và điều trị bệnh ở những đối tượng bị thiếu vitamin.
  • Chlorpheniramine: Là dược chất kháng histamine có tác dụng an thần, điều trị dị ứng đường hô hấp như ngạt mũi, sổ mũi.
  • Tá dược: Đường trắng, sucralose, acid citric monohydrat, vanillin, erythrosin vừa đủ cho một gói thuốc.

Dược sĩ nhà thuốc GPP cho biết Pabemin được chỉ định trong các trườn hợp bệnh cảm mạo, ban nóng, đau, nhức răng, nhức đầu, ho, sổ mũi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó một số chỉ định và công dụng khác của Pabemin có thể chưa được đề cập trong bài viết này, tuy nhiên các bác sĩ vẫn có thể kê đơn cho bạn

Dùng thuốc Pabemin như thế nào?

Dược sĩ Cao đẳng Dược khuyến cáo người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để được chỉ định liều lượng phù hợp. Thông tin về liều lượng sử dụng thông thường như sau:

  • Trẻ em dưới 1 tuổi: 1/4 gói / lần, 2 – 3 lần / ngày
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: 1/3 gói lần / 3 – 4 lần / ngày
  • Trẻ từ 5 – 12 tuổi: 1/2 gói / lần, 3 – 4 lần / ngày
  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 – 2 gói / lần, 3 – 4 lần / ngày
Cách sử dụng: Hòa tan thuốc bột vào nước, khuấy đều trước khi uống. Không được sử dụng cùng với bia rượu, thức uống có ga vì sẽ làm thay đổi tính chất hoặc hiệu quả của thuốc. Khi được chỉ định sử dụng phải dùng đúng liều không được tự ý ngưng thuốc hoặc thêm liều mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Trường hợp chống chỉ định

Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khuyến cáo không nên sử dụng cho trẻ em hoặc phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Những trường hợp chống chỉ định gồm những đối tượng sau:

  • Người bị suy gan
  • Người bị phì đại tuyến tiền liệt
  • Người bị hen cấp
  • Người bệnh tắc cổ bàng quang, tắc môn vị tá tràng
  • Người mắc bệnh Glaucom góc hẹp

Tương tác thuốc

Để hạn chế tình trạng tương tác thuốc, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về danh sách các loại thuốc đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng và viên uống bổ sung.

Người bệnh cần báo về tình trạng sử dụng các loại thuốc gồm vitamin, thực phẩm chức năng, thuốc không kê đơn,….để các bác sĩ đưa ra hướng sử dụng phù hợp. Sau đây là những loại thuốc tránh dùng chung với Pabemin.

  • Atropine
  • Alcool
  • Isoniazid
  • Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương
  • Thuốc chống co giật như Phenytoin, Barbiturat hoặc Carbamazephin

Trên là một số thông tin về thuốc Pabemin và cách sử dụng hiệu quả nhất tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Thông tin chỉ có tính chất tham khảo không thể thay thế lời khuyên của các bác sĩ.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi dùng thuốc Acetylcysteine 200mg Stada

Acetylcystein Stada 200mg được dùng chỉ định điều trị các rối loạn về tiết dịch ...