Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc >> Dược sĩ chia sẻ những loại thuốc điều trị mất ngủ, an thần

Dược sĩ chia sẻ những loại thuốc điều trị mất ngủ, an thần

Muốn chữa mất ngủ thì điều cốt yếu là tìm nguyên nhân gây mất ngủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ tìm được nguyên nhân. Do đó cần có sự hỗ trợ của thuốc ngủ.

Hiện nay tình trạng chứng mất ngủ, chứng khó ngủ đang trở nên nhiều hơn

Nguyên nhân mất ngủ?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân:

  • Có thể do lo nghĩ, buồn phiền căng thẳng(stress)
  • Do rối loạn hành vi tâm thần
  • Do bệnh trầm cảm, bệnh đường tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, tiết niệu, thần kinh, da, cơ xương… các chứng đau nói chung
  • Ngừng thở khi ngủ
  • Do xa lạ nhà, do môi trường sống như tiếng ồn, nhạc, mùi và đặc biệt là do thuốc.
  • Rất nhiều chất gây mất ngủ như cafein, nicotin, amphetamin, các corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta và chủ vận beta, thuốc tránh thaiuống, aminophylin, hormon tuyến giáp thuốc kích thích ba vòng…

Bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc ngủ

Các loại thuốc trị mất ngủ, an thần

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết các loại thuốc trị mất ngủ, an thần như sau:

Các barbital

Những thuốc này, thế kỷ trước được dùng nhiều và rộng rãi, nay đã có nhiều thuốc mới an toàn hơn, thuốc chỉ còn sử dụng trong một phạm vi nhất định như gây mê, cho bệnh nhân bị động kinh…

Các benzodiazepin

Thuốc có nhiều dẫn xuất được dùng nhiều nhất, mỗi dẫn xuất lại có những tác dụng an thần như: trấn tĩnh, giải lo âu, điều trị rối loạn giấc ngủ do kích thích, mệt mỏi lo lắng, chống kinh giật, co thắt cơ. Một số dẫn xuất còn được dùng để làm thuốc cai rượu…

Các thuốc này đều có tác dụng khá giống nhau, nhưng có nhiều điểm khác nhau về mức độ tác dụng, thời gian tác động (ngắn, trung bình, dài), thời gian bán thải ít là vài giờ, lâu có thể tới 100 giờ. Ví dụ như estazolam thời gian tác động trung bình, thời gian bán thải từ 10-24 giờ, flurazepam, thời gian bán tác động dài, thời gian bán thải tới 100 giờ.

Đa số những thuốc này đều để lại những tác dụng không mong muốn gây khó chịu như lờ đờ, vật vã, chếnh choáng…

Điều hết sức chú ý khi dùng các thuốc ngủ an thần dẫn xuất benzodiazepin là:

  • Có thể bị lệ thuộc nếu dùng liều cao, lâu dài.
  • Khi không dùng thuốc, có hiện tượng cai thuốc như nhức đầu, mất ngủ, lo âu, đau và căng cơ, dễ bị kích thích, lú lẫn, có thể bị run, co giật, ảo giác và quên.
  • Cần có sự chỉ định liều lượng, thời gian sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc có nhiều chống chỉ định

Người nhược cơ, trầm cảm, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ và người đang nuôi con bú.

Bác sĩ của trang tin tức Nhà thuốc GPP chia sẻ: Cấm uống rượu và chế phẩm có cồn (bia, vang nhẹ, rượu nếp…) hoặc dùng cùng lúc với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị động kinh, thuốc kháng histamin H1 làm dịu… vì nếu uống cùng các thuốc này sẽ làm tăng tác dụng an thần tới mức nguy hiểm.

Không dùng cho người đang đứng máy, lái xe, làm việc trên cao hoặc môi trường nguy hiểm; những người phải thức đêm (trực đêm), những người phải tập trung tinh thần, tư tưởng vào công việc. Người già có thể bị ngã do tác dụng phụ của thuốc.

Các kháng histamin H1 làm dịu: dựa vào nhóm etylamin, người ta tổng hợp ra các thuốc kháng histamin H1 để dùng trong trường hợp dị ứng, buồn nôn, nôn, ban ngứa, chóng mặt, nhưng riêng với diphenhydramin và promethazin được dùng trong chứng mất ngủ.

Tác dụng phụ:

  • Suy giảm hệ thần kinh trung ương, ngủ sâu, mệt mỏi, choáng váng, mất phối hợp hoặc ngược lại là kích thích với người già và trẻ em.
  • Thuốc còn gây nhức đầu, keo dịch tiết (khô miệng, mờ mắt, táo bón) đặc biệt gây tăng triển khối u tuyến tiền liệt.

Các thuốc khác:

Các thuốc như benzoctamin tác dụng trấn tĩnh nhưng an thần kém hơn diazepam;

  • Buspiron tác dụng trị lo âu là chính, không gây an thần
  • Captodiam tác dụng trấn tĩnh nhẹ
  • Etifoxin trị lo âu và điều hòa thần kinh thực vật.
  • Hydroxyzin với thần kinh dễ kích thích và gây ngủ nhẹ.
  • Mephenoxalon dùng trong căng thẳng thần kinh, tăng xúc cảm, rối loạn thần kinh thực vật; meprobamat với lo âu, thần kinh bị kích thích và khó ngủ.
  • Trimetozin gây trấn tĩnh, giải lo âu nhưng không gây ngủ và không thư giãn cơ.
  • Valnoctamid gây trấn tĩnh giải lo âu do rối loạn chức năng.
  • Zolpidem chủ vận đặc hiệu đến thụ thể trung tâm thuộc phức hợp.

Các thảo dược

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ: Việc truyền tụng tâm sen, nhị sen, lá vông, hoa thiên lý, lạc tiên, tang bạch bì, long nhãn, đan sâm, táo nhân… theo kinh nghiệm dân gian ít nhiều có tác dụng an thần. Tuy nhiên để có hiệu lực và tác dụng, thuốc cần được tiêu chuẩn hóa về các mặt, kể cả lâm sàng, tương tự như passiflozine (passiflore và aubepine) hoặc passinevryl (passiflore – cây lạc tiên, aubepine – cây đào gai, valeriane – cây nữ lang, saule – cây liễu) với dạng bào chế thích hợp sẽ tốt hơn nhiều.

Mất ngủ là một điều tồi tệ trong đời sống. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, lao động học tập và tâm sinh lý. Thuốc ngủ chỉ có tác dụng hỗ trợ, không chữa được tận gốc căn nguyên bệnh. Dùng thuốc nên từ liều thấp và điều quan trọng là tránh lạm dụng thuốc và phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên uống trà, cà phê và các chất kích thích thần kinh, nhất là buổi tối. Uống một cốc sữa nóng, luyện tập nhẹ nhàng và vệ sinh giấc ngủ tỏ ra có ích.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi dùng thuốc Acetylcysteine 200mg Stada

Acetylcystein Stada 200mg được dùng chỉ định điều trị các rối loạn về tiết dịch ...