Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc >> Lạm dụng thuốc ngủ tác hại đến sức khỏe như thế nào?

Lạm dụng thuốc ngủ tác hại đến sức khỏe như thế nào?

Thay vì có chế độ sinh hoạt khoa học, nhiều người người gặp tình trạng mất ngủ do áp lực công việc lại lạm dụng thuốc ngủ như một biện pháp hữu hiệu cho giấc ngủ của mình.

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn phụ nữ có xu hướng chuyển hóa thuốc ngủ chậm hơn nam giới nhưng nhiều người trong đó có cả chuyên gia không biết điều này. Nhiều chuyên gia vẫn kê liều cao hơn cho phụ nữ, trong khi những phụ nữ khác có thể dùng đơn cũ hoặc lấy thuốc từ chồng. Khi họ dùng quá liều, hậu quả là rất lớn.

Thuốc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau

Một vấn đề lớn khác khi sử dụng thuốc ngủ là ảnh hưởng trong ngày hôm sau của thuốc. Trong khi thuốc được cho là hết tác dụng sau 8 giờ, tình trạng buồn ngủ có thể kéo dài lâu hơn nếu bạn dùng liều cao. Kết quả là nhiều người vẫn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng khi họ lái xe đi làm và đó là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn.

Dễ gặp cảm giác tức thở, chuệch choạng khi dùng với các loại khác

Thuốc ngủ cũng có thể gây hại khi dùng kết hợp với các loại khác, cụ thể là rượu và các chất kích thích. Nguyên nhân là sự kết hợp này làm tăng tác động của cả hai loại, vì vậy bạn sẽ bị mê man bởi cả thuốc và rượu hoặc chất kích thích. Điều đó có nghĩa là thuốc sẽ tác dụng lâu hơn, bạn sẽ cảm thấy lơ mơ, chuệch choạng khi thức giấc.

Một kịch bản thậm chí còn cực đoan hơn là bạn sẽ cảm thấy tức thở nếu dùng liều cao hoặc 2 viên một lần và rất có thể phải đi cấp cứu.

Thuốc ngủ gây nghiện, khiến cơ thể mất kiểm soát hành vi

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: Một tác hại nữa là thuốc ngủ cũng có thể khiến bạn có những hành động khác thường trong nhà nếu uống chúng khi chưa sẵn sàng đi ngủ. Hãy xem, thuốc ngủ mạnh sẽ hạ gục bạn ngay lập tức. Nhưng một lần nữa, nhiều người không nhận ra tác dụng của thuốc ngủ nhanh như thế nào, vì vậy họ uống một viên trước khi thực hiện một việc nào đó chỉ khoảng nửa giờ và hậu quả là có thể đưa ra những quyết định sai lầm.

Thuốc ngủ cũng có thể gây nghiện, may mắn là tình trạng này không phổ biến. Tác hại lâu dài này của thuốc ngủ kê đơn vẫn chưa được nghiên cứu, nguy cơ lớn là khi bạn ngừng sử dụng thuốc sau khi đã bị phụ thuộc vào chúng. “Nếu cơ thể quen với việc dùng thuốc ngủ, bạn sẽ thấy tồi tệ khi ngừng sử dụng thuốc vì cơ thể đã thích nghi. Điều đó có nghĩa bạn sẽ phải dùng nhiều hơn và thật khó để có thể ngủ tốt mà không có thuốc”.

Thuốc ngủ không giúp trị tận gốc mất ngủ

Trình dược viên cho biết về cơ bản, thuốc ngủ không giải quyết được vấn đề ngủ kém kéo dài. Hãy nghĩ về chúng giống như một công cụ bổ trợ đưa giấc ngủ về đúng chu kỳ và tại một thời điểm nào đó bạn cần ngừng sử dụng nó. Để làm được điều này, nên rèn lại giấc ngủ và sau đó ngừng sử dụng chúng hoàn toàn.

Việc sử dụng như thế nào trong tháng đó tùy thuộc vào bạn. Một số người dùng chúng mỗi tối, trong khi những người khác dùng vài lần một tuần khi họ thực sự cảm thấy cần chúng.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu công dụng và cách sử dụng thuốc Drotaverin

Drotaverin là thuốc chống co thắt, dùng để điều trị viêm loét dạ dày mạn ...