Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc >> Những thuốc nội tiết nào có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi?

Những thuốc nội tiết nào có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi?

Một số loại thuốc trên thị trường có ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, vì thế trước khi có ý định mang thai chị em phụ nữ cần cẩn trọng với các loại thuốc sau đây.

Điểm danh một số loại thuốc nội tiết gây ảnh hưởng đến thai nhi

Theo các bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, thuốc Corticoid bị tố cáo là gây ra hở hàm ếch khi mới có thai, đặc biệt có thể gây ra hội chứng suy thượng thận cấp ở thai và chậm phát triển thai nhi trong tử cung nếu như dùng kéo dài cuối thời kỳ thai nghén. Ngoài ra một số loại thuốc sau đây cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, cụ thể:

Androgen và progestatif: Androgen và progestatif là một loại dẫn xuất của Norsteroit: norethisrteron, levonorgestrel, cũng như danatrol) gây nên nam tính thoái hóa ở thai gái, do đặc tính này nên thuốc này bị chống chỉ định khi có thai.

Thuốc kháng Androgen như Cyproteron acetat: Thuốc kháng Androgen như Cyproteron acetat (androcur) ức chế nam tính hóa của thai ở động vật. Ở người chưa ghi nhận tác dụng này.

Progesteron: Progesteron tự nhiên và các dẫn xuất không bị chống chỉ định.

Estrogen: Nhiều báo cáo khoa học đã ghi nhận rất rõ Diethylstilbestrol (DES, distilbene) gây ra ung thư âm đạo ở các cô gái trẻ mà dùng thuốc này trong thời khi bà mẹ đang mang thai cô ta. Do vậy người ta không dùng thuốc này khi mới có thai hay dùng để tránh thai sau giao hợp. Các chế phẩm Estrogen khác không có chỉ định dùng khi có thai.

Thuốc tránh thai: Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thuốc tránh thai uống kết hợp hai thành phần dùng vô tình khi mới có thai không gây nguy cơ gì.

Các thuốc đối kháng Estrogen: Các thuốc đối kháng Estrogen (Clomid, clomiphen) mặc dù không làm tăng tỉ lệ dị dạng , nhưng phải dừng ngay khi mới có thai.

Bromocripptin: Bromocripptin (parloden) không gây ảnh hưởng xấu khi có thai

Thuốc Azathioprim: Thuốc Azathioprim (imurel) được dùng phối hợp với Prednisolon dùng hai thuốc này phối hợp cho thai phụ làm tăng nguy cơ làm cho thai nhi bị chậm phát triển trong tử cung, suy thượng thận khi đẻ, giảm kích thước tuyến ức, giảm tủy xương, giảm dòng bạch cầu, giảm IgM và IgA. Tuy nhiên ở bệnh nhân bị Lupus ban đỏ nặng, điều trị hai thuốc này lại làm giảm tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh. Không nên ngừng thuốc ở bệnh nhân đã được điều trị từ trước khi có thai, nhưng nên tránh bắt đầu áp dụng điều trị thuốc khi mới có thai.

Thuốc kháng giáp tổng hợp: Thuốc kháng giáp tổng hợp sử dụng loại thuốc này khi mang thai sẽ gây nên tình trạng bướu cổ bẩm sinh ở trẻ em, có thể có kèm theo dấu hiệu của rối loạn chức năng. Bác sĩ khuyến cáo chỉ sử dụng thuốc ở liều thấp nhất mà vẫn có hiệu quả và giảm liều dần dần cho tới khi chuyển dạ đẻ. Không được dùng iod phóng xạ khi có thai vì ion có đặc điểm gắn lên tuyến giáo thai từ tuần thứ 12 gây nên tình trạng bệnh lý suy giáp trạng bẩm sinh hay bướu cổ rất to làm cho trẻ bị ngạt khi để ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ sơ sinh sau này.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì trước và trong quá trình mang thai bà mẹ nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc nội tiết theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng nhằm tránh những tác dụng không mong muốn cho thai nhi.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý từ dược sĩ khi sử dụng Glucosamine

Glucosamine là hợp chất được bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân xương khớp để hỗ trợ sức khỏe xương và cải thiện tình trạng bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về tác động của Glucosamine đối với thận và các tác dụng phụ có thể xảy ra.