Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc >> Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Hapacol 150 cho trẻ nhỏ

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Hapacol 150 cho trẻ nhỏ

Hapacol 150 được chỉ định sử dụng trong các trường hợp: cảm, cúm, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật.

Thông tin về thành phần của thuốc Hapacol 150

Paracetamol ……………………………… 150 mg

Tá dược vừa đủ ……………………………… 1 gói

(Acid citric (khan), mannitol, đường trắng, natri bicarbonat, aspartam, PVP, màu sunset yellow, bột hương cam).

Dạng bào chế: Thuốc bột sủi bọt.

Cách đóng gói: Hộp 24 gói x 1,5 g.

Làm sao để sử dụng thuốc Hapacol 150 đúng cách?

Dược sĩ – Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ, Hapacol 150 được chỉ định hạ sốt giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm siêu vi, nhiễm khuẩn, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật,…

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo, không sử dụng thuốc Hapacol 150 cho các đối tượng như sau:

Người quá mẫn với Paracetamol. Các trường hợp thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase; suy chức năng gan.

Liều dùng Hapacol 150 như thế nào?

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi sử dụng thuốc Hapacol 150 người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ bằng cách:

  • Hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt.
  • Cách mỗi 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ ngày.
  • Liều uống: trung bình từ 10 – 15 mg/ kg thể trọng/ lần.
  • Tổng liều dùng Hapacol tối đa không quá 60 mg/ kg thể trọng/ 24 giờ

Lưu ý khi sử dụng Hapacol 150

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên bệnh nhân không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc cho trẻ mà cần có ý kiến của bác sĩ khi:

  • Có triệu chứng mới xuất hiện.
  • Sốt cao (39,5 độC) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.
  • Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.

Tác dụng không mong muốn khi dùng Hapacol 150

Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc, khi trong quá trình sử dụng Hapacol 150, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: hiếm gặp phản ứng dị ứng hay có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài.

Quá liều và cách xử trí:

Quá liều: Paracetamol do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn Paracetamol (7,5 – 10 g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.

Cách xử trí: Khi nhiễm độc Paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết khi điều trị dị ứng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là thuốc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc giúp chống lại ...