Fexofenadine là thuốc kháng sinh được chỉ định để làm giảm các triệu chứng di ứng. Vậy tác dụng cụ thể của thuốc fexofenadine là gì và liều dùng như thế nào?
- Hướng dẫn sử dụng thuốc trị nấm Nizoral® cream 2%
- Tìm hiểu về thuốc chữa đau dạ dày Gastropulgite
- Lưu ý khi sử dụng thuốc Procare cho mẹ bầu
Tác dụng của thuốc kháng sinh fexofenadine là gì?
Tác dụng của thuốc fexofenadine
Thuốc fexofenadine còn có tên gọi khác là fexofenadine hydrochloride, là một thuốc kháng histamin được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt/mũi, hắt hơi, phát ban và ngứa. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn một chất tự nhiên (histamine) làm cơ thể gây ra phản ứng dị ứng.
Cách dùng thuốc fexofenadine hiệu quả
Trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc tân dược nào trong đó có fexofenadine cần phải đọc kỹ hướng dẫn dùng thuốc trước khi sử dụng. Nếu như có bất kỳ thắc mắc về thuốc bạn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ/ Bác sĩ để được giải đáp tránh tự ý dùng.
Nếu bạn đang sử dụng dạng hỗn dịch của thuốc này, lắc chai kỹ trước mỗi liều và đo liều cẩn thận bằng cách sử dụng một thiết bị đo/thìa đặc biệt. Không nên sử dụng muỗng ăn bởi vì bạn có thể không đo chính xác liều lượng. Uống viên nén/viên nang hoặc dạng lỏng của thuốc này có hoặc không có thức ăn. Nếu bạn đang sử dụng viên thuốc hòa tan nhanh, uống thuốc khi bụng rỗng. Cho các viên hòa tan nhanh trên lưỡi để hòa tan và sau đó nuốt với nước hoặc không có nước. Không lấy viên thuốc từ các vỉ cho đến trước khi sử dụng.
Bạn nên uống thuốc fexofenadine bằng nước lọc thay vì dùng nước ép trái cây vì chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc với tình bệnh.
Thuốc fexofenadine sẽ có liều dùng nhất định phù hợp với từng lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị. Do đó, bạn không tăng liều hoặc dùng thuốc này thường xuyên hơn so với chỉ dẫn.
Ngoài ra, khi dùng thuốc fexofenadine bạn không nên dùng các thuốc kháng axit có chứa nhôm và magie trong vòng 2 giờ. Bởi các thuốc kháng axit có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc fexofenadine.
Hãy báo ngay với Bác sĩ điều trị biết về tình trạng của bạn nếu như tình trạng bệnh không cải thiện hoặc xấu đi.
Liều dùng thuốc fexofenadine
Liều dùng thuốc fexofenadine
Thông tin sau đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc fexofenadine cho người lớn:
- Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm mũi dị ứng: Bạn dùng 60 mg uống hai lần một ngày hoặc dùng 180 mg uống một lần mỗi ngày bằng nước.
- Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nổi mề đay: Bạn dùng 60mg uống 2 lần/ngày hoặc dùng 180 mg uống 1 lần/ngày bằng nước.
Liều dùng thuốc fexofenadine cho trẻ em:
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh viêm mũi dị ứng hoặc nổi mề đay:
Dạng viên nén uống:
- Trẻ 6-11 tuổi: dùng 30 mg cho trẻ uống hai lần mỗi ngày với nước;
- Trẻ 12 tuổi trở lên: dùng 60 mg cho trẻ uống uống hai lần một ngày hoặc dùng 180 mg cho trẻ uống một lần mỗi ngày với nước.
Dạng viên nén phân tán: Trẻ 6-11 tuổi: dùng 30 mg cho trẻ uống hai lần một ngày.
Dạng hỗn dịch uống: Trẻ 2-11 tuổi: dùng 30 mg cho trẻ uống hai lần mỗi ngày với nước
Liều dùng thông thường cho trẻ mắc bệnh nổi mề đay tự phát mạn tính:
- Trẻ 6 tháng đến 1 tuổi: dùng 15 mg cho trẻ uống hai lần một ngày.
- Trẻ 2-11 tuổi: dùng 30 mg cho trẻ uống hai lần một ngày.
Hàm lượng và dạng thuốc fexofenadine
Hàm lượng và dạng thuốc fexofenadine
Fexofenadine có những dạng và hàm lượng sau:
- Hỗn dịch uống, dạng muối hydrochloride: 30 mg/5 ml (120 ml);
- Viên nén dùng đường uống, dạng muối hydrochloride: 30 mg, 60 mg, 180 mg;
- Viên nén phân tán, dùng đường uống, dạng muối hydrochloride: 30 mg.
Tác dụng phụ
Trình dược viên cho biết, khi sử dụng thuốc fexofenadine có thể gây ra một số tác dụng như: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng. Khi gặp những phản ứng: sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, ho hoặc các triệu chứng cúm khác bạn cần ngưng dùng thuốc fexofenadine ngay và hãy gọi cho Bác sĩ để cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, khi dùng thuốc fexofenadine có thể gây ra một số tác dụng phụ ít nghiêm trong khác như:Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng; Buồn ngủ; Cảm giác mệt mỏi; Đau đầu; Chuột rút cơ, đau lưng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể gặp tác dụng phụ trên hoặc có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ.
Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn