Danh mục
Trang chủ >> Sức khỏe đời sống >> Bệnh tiêu chảy ở trẻ vào những ngày nắng nóng là do đâu?

Bệnh tiêu chảy ở trẻ vào những ngày nắng nóng là do đâu?

Tiêu chảy cấp vẫn được xem là một trong những bệnh lý phổ biến và có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ, nhiều nhất là trẻ sơ sinh bú mẹ vào mùa hè.

a2

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều là cơ hội cho nhiều loại dịch bệnh phát sinh, trong đó có bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm sẽ mắc 1 – 3 đợt bệnh tiêu chảy. Theo tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ em bị tiêu chảy, trong đó có từ 1,5 – 2,5 triệu trường hợp tử vong. Phần lớn trẻ tử vong do tiêu chảy gặp dưới 2 tuổi và sống tại những nước đang phát triển. Vì vậy cần có những biện pháp để phòng chống các dịch bệnh lây lan.

Những nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em

Trẻ em tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng tiêu biểu gồm những nguyên nhân sau:

– Tiêu chảy do nhiễm khuẩn: trẻ bị tiêu chảy đa phần là do nhiễm virus Rotavirus. Đây là loại virus chính gây tình trạng tiêu chảy nặng, đe dọa tính mạng trẻ. Loại virus này có thể lây lan qua đồ chơi, mặt bàn,mặt ghế, những nơi mà bé có thể chạm vào,..

– Do chế độ ăn uống: trẻ ăn quá nhiều, thức ăn khó tiêu hóa, thức ăn không được chế biến kỹ bị vi khuẩn âm nhập, đột ngột thay đổi chế độ ăn uống cũng dễ khiến trẻ bị tiêu chảy.

– Do dị ứng: trẻ có thể bị dị ứng với thành phần protein có trong các loại thịt, cá, sữa hay bị nhiễm khuẩn ở ruột.

– Tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh không liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai giữa.

Bác sĩ Dương Trường Giang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra lời khuyên cho bậc phụ huynh: Để giúp trẻ bệnh mau hồi phục và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiêu chảy cấp, phụ huynh cần chú ý những nguyên tắc điều trị sau:

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: nếu trẻ còn bú mẹ cần cho bú nhiều và lâu hơn vì sữa mẹ cung cấp một lượng nước đáng kể giúp đề phòng tình trạng mất nước. Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần có thể vừa bị mất nước vừa bị mất muối khoáng, phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống thêm dung dịch Oresol theo lượng vừa đủ.

Tiếp tục bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ em: Mẹ nên tiếp tục duy trì cân bằng thức ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé với những loại thức ăn mềm, lỏng, giàu dinh dưỡng, sẽ giúp trẻ dễ tiêu  và nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn Bác sĩ: Phụ huynh không nên tự ý mua thuốc kháng sinh tăng hoặc giảm liều lượng của thuốc. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc hay còn gọi là “lờn thuốc”, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc điều trị bệnh cho trẻ sau này, nặng nề hơn có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc rất nguy hiểm cho trẻ.

Triệu chứng và một số biện pháp phòng ngừa giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ nhỏ

  • Bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày và kéo dài trên 2 ngày
  • Phân có nhiều nước, có mùi, màu vàng hay xanh
  • Bé có triệu chứng mất nước: miệng, lưỡi khô khốc, khóc không có nước mắt
  • Bé biếng ăn, da xanh xao, bị sụt cân…

Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em, phụ huynh cần chú ý những biện pháp sau:

– Thực hiện việc nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ và làm giảm đáng kể tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

– Cần đảm bảo chế độ thức ăn an toàn vệ sinh thực phẩm, uống nước đun xôi không được uống nước lã, không nên cho trẻ ăn rau sống hoặc ăn các loại thực phẩm chưa được nấu chín. Mùa nắng nóng làm trẻ rất dễ bị khát nước, vô tình trẻ có thể uống bất cứ những loại nước giải khát nào sẵn có, phụ huynh nên nhắc nhở trẻ không nên ăn, uống các loại thức ăn và nước giải khát bán dạo, mất vệ sinh vì có thể làm trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

GsLAZuHW

– Khuyến khích trẻ rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chơi đùa.Rửa sạch đôi bàn tay có thể làm giảm hơn 50% các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Phụ huynh cũng cần chú ý giữ sạch đôi tay của mình trước khi chế biến, nấu nướng thức ăn cho trẻ, nhất là trước khi đút cho trẻ ăn.

– Đưa bé đi tiêm vắc xin phòng bệnh định kì như vắc xin phòng bệnh tả, vắc xin phòng bệnh thương hàn hoặc vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rota vi rút (dạng uống).

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh tiêu chảy và phòng ngừa hiệu quả, hãy chăm sóc đúng cách và hợp vệ sinh để giữ bé luôn khỏe mạnh.

Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn

 

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Cơ thể con người cần nạp năng lượng mỗi ngày để duy trì các hoạt ...