Hồng là loại quả ưa thích của khá nhiều người vì nó có vị ngọt, dễ ăn. Tuy nhiên, khi ăn chúng, bạn cần lưu ý những sai lầm chết người khi ăn quả hồng.
- Dùng Dầu cá sai cách “lợi bất cập hại”
- Nguyên nhân của tình trạng mất ngủ nhất định bạn phải biết
- Những tác dụng bất ngờ của rau diếp cá
Những sai lầm chết người khi ăn quả hồng bạn cần nên biết
Quả hồng được xem là loại quả có vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện tì, trị lị, chỉ huyết… giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao. Tuy nhiên , sẽ có những mặt không tốt mà loại quả này đem lại.
Hôm nay, Dược sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur sẽ đưa ra chia sẽ về những sai lầm chết người khi ăn quả hồng mọi người cần chú ý
Những sai lầm chết người khi ăn quả hồng
Không ăn quả hồng khi uống rượu
Hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
Người bị tiểu đường, tiêu chảy, bệnh dạ dày nên tránh ăn hồng
Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.
Đặc biệt, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn; những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.
Không ăn quả hồng cùng lúc với thịt ngỗng
Thịt ngỗng giàu chất đạm, protein chất lượng cao. Protein khi gặp tanin trong quả hồng, dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Không ăn vỏ hồng gây đau dạ dày
Phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vị chát của hồng, không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. Vì vậy, bạn không nên ăn vỏ hồng. Nếu ăn cả vỏ dễ hình thành sỏi trong dạ dày.
Không ăn quả hồng cùng lúc với món ăn có cua
Trong Đông y, cua và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau. Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.
Người bị tiểu đường, tiêu chảy, bệnh dạ dày nên tránh ăn hồng
Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.
Đặc biệt, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn; những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.
Ăn hồng cùng thực phẩm nhiều đạm gây vón thực phẩm
Khi ăn không nên dùng chung với những thực phẩm quá nhiều chất đạm khiến việc tiêu hóa chậm hơn, dễ tạo đông vón thực phẩm.
Người cao tuổi không nên ăn dễ gây tắc ruột
Các Dược sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur Cơ Sở TPHCM khuyên rằng, người cao tuổi răng yếu, nhai không kỹ, nhu động ruột và tuyến nước bọt giảm nên khi ăn quả hồng sẽ càng làm cho nhu động ruột chậm hơn. Thực phẩm dễ tạo thành những cục đông vón thành bã thức ăn, khi không thải được ra ngoài dễ làm tắc ruột.
Ăn quả hồng chưa đủ chín có thể bị dính ruột
Trong thành phần của quả hồng có chứa chất tannin – chất chát và chất pectin. Khi ăn hồng xanh hoặc độ chín chưa tới, người ăn thường thấy có vị chát. Tannin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột.
Nguồn : nhathuocgpp.edu.vn