Áp lực từ cuộc sống, công việc khiến tình trạng mất ngủ đang ngày càng phổ biến. Nếu mất ngủ diễn ra thường xuyên đồng nghĩa với việc bạn đã mắc chứng rối loạn giấc ngủ.
- Dược sĩ tư vấn người suy thận nên và không nên ăn gì ?
- Tổng hợp những sai lầm về dinh dưỡng của phái đẹp
- Chia sẻ 5 bí quyết giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường
Giấc ngủ rất quan trọng đối với con người. Ngày nay rất nhiều người mắc chứng bệnh khó ngủ, mất ngủ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể, cuộc sống, công việc. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để có cuộc sống tốt hơn.
Biểu hiện của chứng mất ngủ
Theo thống kê thông tin từ trang Sức khỏe đời sống, mất ngủ đang là căn bệnh phổ biến hiện nay với tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Bệnh có biểu hiện là cơ thể rất khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc mãi mà không ngủ được dù không có yếu tố ngoại cảnh tác động như : nhiệt độ, tiếng ổn, căng thẳng… Ngủ không sâu giấc, hay bị tỉnh giấc nhiều lần trong khi ngủ, hoặc định kỳ vào một thời gian nào đó. Giấc ngủ ngắn khiến bạn ngủ muộn nhưng lại dậy sớm, khi ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi thiếu ngủ.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với con người giúp nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Vì thế mất ngủ khiến bạn mệt mỏi cả ngày, mất tập trung, giảm trí nhớ, lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, đời sống.
Tác hại khôn lường từ việc mất ngủ
Mất ngủ có thể gây hậu quả nguy hiểm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của cơ thể như tổn thương hệ thống thần kinh, hệ tim mạch, rối loạn chuyển hóa, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ gây ra đột quỵ. Các chuyên gia về thần kinh học đã khẳng định: Khi đi vào giấc ngủ cơ thể người được điều hòa và chỉ huy của hệ thống não, đặc biệt là cấu tạo lưới ở thân não, vùng dưới đồi và đồi thị. Lúc này trung ương thần kinh ra lệnh trung ương thần kinh ra lệnh các tuyến nội tiết và não bộ tiết ra các hooc môn chất trung gian dẫn truyền thần kinh có tính chất gây ngủ lan rộng toàn bộ vỏ não đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi và giấc ngủ được hình thành. Chu trình này được xác lập với nhịp sinh học của mỗi người với thời gian trung bình từ 6 giờ đến 8 giờ vào thời điểm tốt nhất là từ 10 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau.
Tuy nhiên thực tế trên thế giới cho thấy tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ngày càng gia tăng đáng báo động với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó mất ngủ với người từ 60 tuổi trở lên thường do bệnh tật hoặc tâm lý, người ở độ tuổi 30-50 thường do áp lực công việc và thói quen sinh học.
Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ
Có rất nhiều lý do có thể khiến bạn thường xuyên bị thức giấc giữa đêm :
Do Thói quen sinh hoạt:
- rất nhiều người có thói quen thức khuya để làm việc, hay vui chơi giải trí và họ lại ngủ bù vào ban ngày dẫn đến khó ngủ vào ban đêm.
- Lo lắng, phiền muộn chưa được giải quyết, stress trong công việc, cuộc sống
- Dùng rượu bia, cà phê, chất kích thích …
- Một số ảnh hưởng từ môi trường, khí hậu, tiếng ồn
Bệnh lý gây ra khó ngủ:
- Do mắc bệnh mãn tính khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức dẫn đến khó ngủ
- Do dùng thuốc tác động vào: ví dụ bị bệnh nào đó nên phải sử dụng thuốc tăng huyết áp, thuốc đái tháo đường, điều trị thận… làm cho lợi tiểu ban đêm phải thức dậy để đi tiểu nên không ngủ được.
- Do rối loạn: những người bị trầm cảm, tâm thần, các bệnh về thần kinh.
Giải pháp chữa bệnh mất ngủ
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh: không sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ. Rèn luyện sức khỏe như tập thể dục, chơi thể thao, tập dưỡng sinh. Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ tạo thành nhịp sinh học.
- Vệ sinh giấc ngủ: Luôn giữ cho chăn màn, giường chiếu luôn thơm tho. Tránh những nơi có tiếng ồn khó chịu như: tiếng còi xe, động cơ, tiếng côn trùng, nước chảy. Thư giãn giải tỏa đầu óc cho thoải mái tinh thần trước khi đi ngủ khoảng 10-15 phút.
- Sử dụng thuốc tây y: Sử dụng một số thuốc thuộc nhóm benzodiazepine để tạo cảm giác buồn ngủ. Ưu điểm của nó là không phải phụ thuộc, mua không cần kê toa nhưng phải theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.
- Bài thuốc đông y: có thể sử dụng tâm sen, lá sen, lá vông, lạc tiên, lá dâu tằm
Nguồn : nhathuocgpp.edu.vn/