Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc >> Dược sĩ hướng dẫn xử trí khi dùng quá liều Rupanex M

Dược sĩ hướng dẫn xử trí khi dùng quá liều Rupanex M

Thuốc Rupanex M có tác dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng và những trường hợp nổi mày đay. Vậy trường hợp người bệnh dùng quá liều Rupanex M cần xử trí ra sao?

Hình ảnh thuốc Rupanex M

Rupanex M là thuốc gì?

Thuốc Rupanex M thuộc nhóm thuốc kháng histamin và kháng dị ứng, với thành phần chính là Rupatadine, Đây là chất kháng histamin thế hệ hai, có tác dụng kéo dài hoạt tính đối kháng chọn lọc. Thuốc được điều chế ở dạng viên nén hình tròn có chứa 10mg Rupatadine, dùng cho người từ 12 tuổi trở lên. Quy cách đóng gói của thuốc gồm hộp 1 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Công dụng của thuốc Rupanex M

Theo dược sĩ Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì thuốc thường được dùng cho những trường hợp nổi mày đay ở người lớn và trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở lên. Ngoài ra có thể dùng thuốc để điều trị chứng viêm mũi dị ứng.

Rupatadine có tác dụng kéo dài hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi. Ngoài ra, một số chất chuyển hóa của chúng vẫn có khả năng kháng histamin. Từ đó, chúng có thể hỗ trợ tác dụng toàn phần của thuốc.

Bệnh nhân cần phải làm gì khi bị quá liều?

Hiếm khi xảy ra tình trạng quá liều với thuốc Rupanex M. Theo một nghiên cứu về mức độ an toàn của thuốc, khi cho người bệnh dùng liều 100mg/ngày liên tục trong vòng 6 ngày, cơ thể người bệnh  vẫn dung nạp tốt. Chỉ thấy xuất hiện một vài phản ứng phụ, điển hình nhất là buồn ngủ.

Trong trường hợp người bệnh dùng quá liều lượng quy định cần dùng những biện pháp hỗ trợ đồng thời điều trị triệu chứng.

Cần làm gì khi bệnh nhân bỏ quên một liều?

Khi người bệnh lỡ bỏ quên một liều người bệnh cần dùng bổ sung ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu lúc đó đã gần đến thời gian dùng liều tiếp theo người bệnh nên bỏ liều đã quên và dùng thuốc như bình thường. Người bệnh không nên gấp đôi lượng thuốc để bù cho liều đã mất. Điều này có thể khiến người bệnh gặp những vấn đề về quá liều.


Quá liều thuốc Rupanex M thì người bệnh cần làm gì?

Những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình dùng thuốc Rupanex M

Cũng giống như những loại thuốc khác, bên cạnh những tác dụng mà thuốc mang lại vẫn còn những tác dụng phụ có thể xảy ra ở một số đối tượng. Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc sẽ chia sẻ một vài tác dụng phụ ADR như sau:

Trong một nghiên cứu lâm sàng cho thuốc Rupanex M trong 1 năm, tiến hành trên 2025 bệnh nhân cho thấy triệu chứng hay gặp nhất là buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi. Đa phần những tác dụng phụ của thuốc chỉ ở mức độ từ nhẹ tới trung bình và không cần ngưng dùng thuốc. Tần suất xuất hiện những phản ứng phụ trong quá trình thử nghiệm cụ thể như sau:

  • Ít gặp: Viêm mũi, viêm họng, tăng cảm giác thèm ăn, mất tập trung, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau miệng – hầu họng, phát ban, đau lưng, đau cơ, viêm khớp,…
  • Phổ biến: Hoa mắt, đau đầu, khô miệng, mệt mỏi, suy nhược, dễ bị kích thích,..

Người bệnh  cần ngưng dùng dụng thuốc ngay nếu quan sát thấy cơ thể xuất hiện một trong những phản ứng phụ kể trên, đồng thời đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế để có hướng giải quyết kịp thời.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ!

Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn tổng hợp từ bệnh viện DKQTVM và các trang thông tin sức khỏe chính thống!

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi dùng thuốc Acetylcysteine 200mg Stada

Acetylcystein Stada 200mg được dùng chỉ định điều trị các rối loạn về tiết dịch ...