Danh mục
Trang chủ >> Sức khỏe đời sống >> Các triệu chứng nhận biết bệnh loãng xương

Các triệu chứng nhận biết bệnh loãng xương

Loãng xương là căn bệnh có diễn biến âm thầm và khó phát hiện, do đó chúng ta cần trang bị kiến thức cho bản thân về một số triệu chứng nhận biết để có biện pháp điều trị kịp thời.

Loãng xương căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi

Loãng xương căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi

Biểu hiện đau xương

Theo thông tin từ trang Sức khỏe đời sống Các triệu chứng cơ năng đầu tiên của loãng xương có thể hiện liên quan đến quá trình xẹp đốt sống hoặc gãy xương ngoại vi. Người mắc bệnh loãng xương thường biểu hiện đau ở những khu vực sau:

  • Đau cột sống mạn tính do rối loạn tư thế cột sống: Sau các đợt đau cột sống cấp tính tương  tự, dần dần, các đợt đau mới này sẽ xuất hiện trên nền đau cột sống mạn tính, do các rối loạn tư thế cột sống gây nên. Với thời gian, bệnh nhân sẽ xuất hiện sự giảm chiều cao, gù đoạn lưng, có thể tới mức các xương sườn cuối cùng cọ sát vào cánh chậu. Các biến dạng này làm cho bệnh nhân đau cột sống và đau do cọ sát sườn – chậu. Tuy nhiên, một tỷ lệ rất lớn các lún xẹp đốt sống không có triệu chứng đau cột sống. Trước khi xuất hiện lún xẹp đốt sống, không bao giờ có đau cột sống do loãng xương.
  • Đau cột sống do xẹp các đốt sống: Xuất hiện hoặc tự nhiên, hoặc liên quan tới gắng sức hoặc chấn thương nhỏ. Thường biểu hiện bằng đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, không lan, không có triệu chứng chèn ép thần kinh kèm theo. Đau giảm rõ khi nằm và giảm dần rồi biến mất trong vài tuần. Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống ban đầu bị xẹp nặng thêm.

Hội chứng kích thích thần kinh

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết những người mắc bệnh loãng xương sẽ kèm theo cảm giác đau các dây thần kinh thường tập trung ở các phần như: đau dây thần kinh hông, đau các dây thần kinh trên sườn lan ra phía bụng. Nguyên nhân là do các đốt xương ở phần cột sống bị ăn mòn , lượng dịch nhờn tiết ra kém hơn, chèn ép đến các dây thần kinh dẫn tới hiện tượng đau nhức dây thần kinh. Khi thấy những triệu chứng báo hiệu loãng xương bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác mức độ bệnh. Từ đó có cách điều trị kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ gãy xương.

Dễ bị gãy xương

Ở người bị loãng xương, các ống đốt xương thường giòn và dễ bị gãy do thiếu canxi. Đặc biệt, là phụ nữ tuổi mãn kinh sau khoảng 5 năm sẽ xuất hiện hiện tượng mất chất khoáng ở xương dẫn tới tình trạng loãng xương gia tăng rất nhanh và sau đó là gãy xương dài chủ yếu là xương cổ đùi do hậu quả của sự phá hủy các tế bào xương. Các vị trí thường gặp thường là đầu trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng.

Loãng xương làm xương dễ gãy khi bị tác động

Loãng xương làm xương dễ gãy khi bị tác động

Thấp hơn theo thời gian

Bệnh loãng xương làm mất dần khối lượng xương khiến người bệnh thấp đi theo thời gian. Loãng xương là căn bệnh diễn ra âm thầm, nên khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc bạn đã bị biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30 % khối lượng xương. Triệu chứng này xuất hiện một cách tự nhiên theo thời gian nên khiến nhiều người bệnh không để ý. Nhưng nếu so sánh ở một khoảng thời gian dài, người bệnh có thể dễ dàng phát hiện ra là mình đang bị thấp đi một cách đáng kể.

Thăm khám

Biến dạng đường cong bình thường của cột sống: gù ở vùng lưng hay thắt lưng có đường cong rộng, hoặc quá ưỡn (hyperlordose) . Chiều cao của cơ thể giảm đi rõ rệt so với lúc trẻ tuổi (vài cm). Trong khi đau nhiều thấy đoạn cột sống thắt lưng như cứng đờ, co cơ ở cạnh cột sống. Không làm được các động tác cúi, ngửa nghiêng, quay. Gõ hoặc ấn vào các gai sau của đốt sống đau tăng và lan tỏa xung quanh. Các dấu hiệu kèm theo:loãng xương thường kết hợp với các rối loạn khác của tuổi già như: tăng huyết áp, béo bệu, viêm tổ chức dưới da, rối loạn nội tiết, hư khớp.

Quá trình tiến triển của bệnh loãng xương

Đau do lún xẹp đốt sống kéo dài trong vài tuần. Một đợt đau mới có nghĩa là có một lún xẹp đốt sống mới, tuy nhiên, không phải bao giờ cũng thấy trên X quang (đó là các lún xẹp đốt sống ở mức độ vi thể). Gẫy cổ xương đùi đặc biệt tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong 15%-20 % trong những tuần, tháng đầu. Sau nhiều lần đau, bệnh nhân đau cột sống mạn tính do biến dạng cột sống. Giảm chiều cao ở bệnh nhân loãng xương nặng.

Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn

 

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Cơ thể con người cần nạp năng lượng mỗi ngày để duy trì các hoạt ...