Trẻ nhỏ sốt cao khiến cho rất nhiều ông bố bà mẹ lo lắng, lúng túng không biết xử lý như thế nào. Dưới đây là một số cách xử lý khi trẻ bị sốt đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua.
- Thuốc piracetam đang bị làm dụng với công dụng tăng cường trí nhớ
- Tìm hiểu về thuốc Metronidazole
- Sử dụng thuốc Loratadin như thế nào cho an toàn và hiệu quả?
Trẻ bị sốt thì xử lý như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Thông tin từ chuyên mục sức khỏe đời sống, sốt là dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh nào đó, là một phản ứng của cơ thể con người xảy ra do phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể khi bị bệnh. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, điển hình như: Sốt do nhiễm siêu vi, sốt do mọc răng, sốt do nhiễm vi trùng, sốt do cảm nhiệt…
Với mức sốt vừa 38-38,5°C thì không có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ, tuy nhiên nếu sốt cao ở nhiệt độ 39-40°C, thậm chí trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh, co giật, thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc tử vong…
Trường hợp trẻ bị cảm nhiệt nếu không can thiệp sớm có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn tật do hậu quả của rối loạn điều hòa thân nhiệt.
Do đó, việc chăm sóc, xử lý đúng khi trẻ bị sốt cao là điều mà bất kỳ các cặp vợ chồng nào có con nhỏ đều phải hết sức chú ý, tránh được những hậu quả nặng nề, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Biểu hiện của việc trẻ bị sốt
Khi thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, dễ nổi cáu, ngủ lơ mơ, mặt đỏ hoặc tái mét, rùng mình, thân nhiệt tăng đấy là biểu hiện của trẻ đang lên cơn sốt.
Ở trẻ em, thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37-37,5°C, khi lên đến 38°C là có sốt. Sốt nhẹ thân nhiệt vào khoảng 38 – 39°C , sốt vừa khi thân nhiệt vào khoảng 39°C – 40°C, sốt cao khi thân nhiệt trẻ trên 41°C , trẻ sốt cao có thể xuất hiện co giật, cần phải nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viên để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cách xử lý khi trẻ bị sốt
Thông thường khi trẻ bị sốt có nghĩa là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng…) chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy… bên cạnh việc điều trị những căn bệnh này, cha mẹ cũng phải quan tâm tới việc hạ sốt cho trẻ bằng những cách sau:
Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ: Đầu tiên các bậc phụ huynh nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ bằng nhiệt kế để xác định được tình trạng sốt. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,3 – 0,4 độ.
Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38°C: Cha mẹ chỉ cần cởi bớt quần áo, không đắp chăn, chỉ mặc quần áo mỏng cho trẻ, để trẻ nằm ở những nơi thoáng mát và theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần.
Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38 – 38,5°C có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp sau: cởi bỏ bớt quần áo, dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5°C. và hạ sốt bằng thuốc hạ sốt thông thường.
Giúp trẻ hạ sốt bằng những cách đơn giản tại nhà
Nếu thân nhiệt của trẻ 38,5°C trở lên: Có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol theo chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc, cần phải tuyệt đối tuân thủ đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng.
Nếu trẻ nhỏ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn; Cho trẻ uống nhiều nước (nước đun sôi để nguội, nước đỗ, nước sinh tố cam, chanh…, tốt nhất là nước oresol, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn.
Trường hợp dù đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý nhưng tình trạng sốt của trẻ vẫn không giảm thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây sốt để có cách điều trị thích hợp nhất.
Lưu ý: Trong quá trình giảm sốt cho trẻ tại nhà, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được sử dụng nước đá để chườm mát cho trẻ, điều này sẽ khiến cho tình trạng trở lên tồi tệ hơn do cơ chế co mạch ngoại vi. Không xát chanh hay đánh gió cho trẻ, không dùng nhiều loại thuốc có chung một thành phần để hạ sốt sẽ dẫn đến quá liều có thể gây ngộ độc, không để trẻ ở những nơi có nhiệt độ cao.
Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn