Danh mục
Trang chủ >> Tin tức ngành Dược >> Sức khoẻ làm đẹp >> Vì sao hoa đào ngày tết được mệnh danh là vị thuốc quý

Vì sao hoa đào ngày tết được mệnh danh là vị thuốc quý

Từ xa xưa đến nay ta biết đến hoa đào với vẻ ngoài tao nhã, hương thơm thanh khiết, cuốn hút bởi vẻ đẹp mê hồn thì hoa đào còn được mệnh danh là vị thuốc quý với tác dụng chữa bệnh vô cùng tuyệt vời.

Theo Dược sĩ từng tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược, bông hoa hoa đào có tính bình, vị đắng, không độc. Nó giúp lợi đại tiểu tiện, trục giun sán, tan sỏi thận, thông kinh huyết, hóa đàm, chữa điên loạn… Bạn có thể sắc uống hoặc tán bột 4-8g/ngày hoặc nếu dùng ngoài thì tán bột rắc lên vết thương hoặc giã đắp. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại một số cách chữa bệnh từ bông hoa đào.

Hoa đào một vị thuốc quý

Ta biết đến hoa đào với những cánh hoa màu hồng mỏng manh, tuy nhiên ẩn sâu bên trong bông hoa đào lại là vị thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh không chỉ đơn thuần là một bông hoa như đã thấy nữa. 

Chữa thủy thũng: Bạn lấy một lượng hoa đào vừa đủ, mang đi nghiền thành bột, mỗi lần lấy ra 6g cho vào nước cháo loãng, uống lúc đói. Ngày uống 3 lần hoặc cũng có thể nấu cháo hoa đào ăn.

Chữa táo bón: Mang hoa đào mang đi tán bột, lấy ra 30g, kết hợp 100g bột mì. Với cách này bạn có thể làm bánh ăn rất tiện lợi mà lại dễ làm hoặc sử dụng bột hoa đào 10g chia 2 lần hòa nước ấm uống lúc đói.

Đau eo lưng: Sử dụng 100g hoa đào, 500g gạo nếp, hoa đào giã vụn trộn cùng gạo nếp cho nước vào và nấu thành cơm khô để nguội rồi cho men rượu ủ thành cơm rượu dùng dần.

Sỏi thận: Lấy hoa đào và hổ phách một lượng bằng nhau. Bạn say hoặc nghiền hoa đào trộn đều với hổ phách mỗi lần nấu chỉ cần 6g cho vào 1 tô lớn nước, nấu trong vòng 30 phút, sau đó lọc lấy nước uống ngày 2 lần.

Liệt dương: Dược sĩ Nam Anh (Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) hướng dẫn như sau: hoa đào, hoa hồng, hoa mai, hoa tường vi, trầm hương, hoa hẹ, Sử dụng lượng bằng nhau 30g, nhân hạt đào là 240g, rượu gạo, rượu cồn mỗi thứ 1.250ml. Trộn lẫn 7 vị trên với nhau cho vào túi lụa treo vào trong 1 hũ sành sứ bịt kín miệng hũ. Ngâm 1 tháng, mỗi lần uống 20ml ngày uống 2 lần vào 2 bữa ăn chính.

Bế kinh: Cách này bạn mang 25g hoa đào  ngâm cùng 250ml rượu trong 1 tuần. Mỗi lần chỉ cần uống 10ml hòa với nước ấm hoặc sử dụng 10g hoa đào trộn đều 50g cơm rượu, chưng cách thủy cho nhừ hoa để bớt nóng, ăn cả cơm và hoa. Ngày 1 lần, liên tục trong 1 tuần.

Mặt bị phong lở ngứa: Với bài thuốc chữa phong lỡ ngứa bạn cần chuẩn bị hoa đào, nhân hạt bí đao, lượng bằng nhau 6g. Tất cả tán bột hòa cùng mật mía, bôi vào chỗ lở ngứa.

Bông hoa đào tuy mỏng manh nhưng lại mang lại hiệu quả không ai ngờ tới, tuy nhiên nếu tìm hiểu và sử dụng đúng lượng vừa đủ nếu không sẽ không mang lại hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng hoa đào

Theo Dược sĩ từng theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược, loài hoa này dễ sử dụng nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Trong bông hoa đào có chứa các chất như: kaemferol, quercetin, trifolin, naringenin, superoxide… không tốt cho phụ nữ có thai. Những chất này có thể gây ra hưng phấn ở tử cung và dễ dẫn tới hiện tượng sảy thai, sinh non và nhiều biến chứng khác. Cô cũng khuyên đối với những người có tiền sử huyết áp thấp, bụng dạ yếu cũng không nên sử dụng.

Ngoài ra, đối với các bệnh nhân gan, tim mạch hay trẻ nhỏ cũng cần lưu ý khi dùng các bài thuốc từ hoa đào. Nếu có sử dụng nên sử dụng lượng vừa đủ không nên sử dụng quá nhiều, hoa đào nếu sử dụng quá liều có thể gây hôn mê, ngộ độc với nhiều biến chứng khó lường.

Nguồn: Nhà Thuốc GPP

 

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Thuốc nam Công dụng của đường mía hà thủ ô

Thuốc nam Công dụng của đường mía hà thủ ô

Đường mía hà thủ ô là một vị thuốc hoàn toàn tự nhiên được điều ...