Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc >> Thuốc giảm đau có thể gây nghiện ngang với ma túy

Thuốc giảm đau có thể gây nghiện ngang với ma túy

Thuốc giảm đau Tramadol được dùng để giảm đau và hạ sốt được các bác sĩ khuyến cáo có thể gây nghiện ngang với ma túy nếu không sử dụng đúng cách.

Thuốc giảm đau tramadol là gì?

Tramadol thuộc nhóm thuốc giảm đau gồm 2 thành phần hoạt huyết chính là tramadol và acetaminophen, được sử dụng cho trường hợp bệnh nhân đau vừa và nặng, đau sau phẫu thuật… Khi đưa vào cơ thể, thuốc có tác dụng lên não làm thay đổi cảm giác và phản ứng của cơ thể với cơn đau.

Thuốc giảm đau có thể gây nghiện ngang với ma túy

Bên cạnh những lợi ích, trong thành phần của thuốc giảm đau tramadol có một lượng nhỏ chất gây nghiện. Do đó có thể khiến bệnh nhân lệ thuộc vào thuốc nếu sử dụng thường xuyên loại thuốc này. Hãy tuân theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ để làm giảm nguy cơ gây nghiện và báo với bác sĩ khi cơn đau không dứt hoặc nặng hơn.

Những tác dụng phụ của thuốc giảm đau Tramadol

Bất kể loại thuốc kháng sinh nào đều có thể gây ra tác dụng phụ. Dược sĩ Đặng Nam Anh – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cảnh báo những phản ứng mà người bệnh sẽ gặp phải khi sử dụng thuốc giảm đau tramadol bao gồm:

Mức độ nhẹ: táo bón, tiêu chảy, choáng váng, uể oải, đau đầu, chán ăn, đổ mồ hôi, buồn nôn, mệt mỏi, khó ngủ hoặc nôn mửa.

Mức độ nặng: dị ứng nặng, lú lẫn, đổ mồ hôi dữ dội, thị giác thay đổi, da tím tái, rùng mình, cơ thể suy nhược, thậm chí gây ra suy nghĩ tự tử.

Tùy từng cơ thể sẽ có mức độ phản ứng thuốc khác nhau. Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên, do đó bạn hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc dược sỹ khi có bất cứ tác dụng phụ nào xảy ra.

tac-hai-cua-thuoc-giam-dau-tramodol

Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau Tramadol

Để ngăn ngừa những phản ứng nguy hiểm của thuốc  giảm đau Tramadol, Giảng viên Cao đẳng Y Dược Đặng Nam Anh  đưa ra những lời khuyên như sau:

  • Khoảng cách dùng thuốc là 4 – 6h để giảm cơn đau. Không dùng quá 8 viên thuốc mỗi ngày.
  • Để phát huy hiệu quả của thuốc giảm đau, nên dùng càng sớm càng tốt. Nếu bạn đợi khi cơn đau đã trở nên nghiêm trọng thì thuốc có thể không đạt hiệu quả tốt.
  • Bệnh nhân đau viêm khớp có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không gây nghiện khác như naproxen và ibuprofen thay cho thuốc giảm đau gây nghiện Tramadol .
  • Nếu đã sử dụng thuốc trong thời gian dài, khi ngưng sử dụng có thể gây ra triệu chứng cai thuốc như khó ngủ, chảy nước mắt, nhảy mũi, buồn nôn, đổ mồ hôi, đau nhức cơ… Để tránh tình trạng này, bệnh nhân nên giảm lại liều lượng dần dần cho đến khi ngưng sử dụng hẳn.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau Tramadol tại các nhà thuốc GPP nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi dùng lâu, thuốc có thể tác dụng không được tốt.

Nên sử dụng thuốc giảm đau Tramadol với liều dùng như nào?

Để phát huy tác dụng của thuốc, cũng như bảo vệ sức khỏe của mình, người bệnh cần tuân theo liều dùng được bác sĩ tư vấn. Để tránh gây “nghiện”, chỉ nên dùng thuốc trong vòng tối đa 5 ngày trở lại. Mỗi ngày uống 2 viên nén sau 4 – 6h trong trường hợp cần thiết và không quá 8 viên mỗi ngày.

thuocgiamdau-Tramadol

Không nên sử dụng thuốc giảm đau Tramadol cho trẻ em, nếu bắt buộc phải sử dụng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ.

Những dạng và hàm lượng Tramadol bao gồm:  Dạng viên nén: tramadol hydrochloride 37,5 mg + paracetamol 325 mg.

Những thông tin cung cấp về thuốc giảm đau Tramadol không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia y tế. Do đó hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định sử dụng loại thuốc này!

Xem thêm: thuốc Colchicin ; Terpin Codein ; thuốc kháng sinh Zidocin ; Enterogermina ; Paracetamol 500mg

Theo: Văn bằng 2 Cao đẳng Dược

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi dùng thuốc Acetylcysteine 200mg Stada

Acetylcystein Stada 200mg được dùng chỉ định điều trị các rối loạn về tiết dịch ...