Danh mục
Trang chủ >> Sức khỏe đời sống >> Lợi ích mang lại của Hải đồng bì với sức khỏe con người

Lợi ích mang lại của Hải đồng bì với sức khỏe con người

Hải đồng bì hay còn được gọi với tên khác là cây lá vông hay. Đây là một loại cây thuốc quý được các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích.

Hải đồng bì thường mọc hoang dọc các bờ biển phân bố khắp nước ta

Hải đồng bì thường mọc hoang dọc các bờ biển phân bố khắp nước ta

Mô tả sơ lược về cây hải đồng bì

Hải đồng bì là cây thuộc họ  Ðậu – Fabaceae, có tên khoa học là Erythrina variegata L. Cây to cao tới 10m, vỏ xanh rồi nâu , có nhiều gai ngắn. Lá mọc so le, có 3 lá chét hình tam giác. Vào tháng 3-5, sau khi lá rụng, cây ra hoa. Chùm hoa thường dày gồm nhiều hoa màu đỏ chói. Quả đậu không lông, có eo giữa các hạt. Hạt hình thận, màu nâu.

Theo đông y, Hải đồng bì vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hóa thấp, khư phong, thông lạc, sát trùng. Dân gian thường dùng để chữa chứng thắt lưng đùi do phong thấp, nhức mỏi chân tay…

Thành phần hóa học có trong hải đồng bì

Các giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong hải đồng bì có chứa một số thành phần hóa học như: Trong lá và thân có một alcaloid là erythrin, có độc. Chất này có công năng làm giảm và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sự kích thích vận động và sự co bóp của cơ. Còn có chất saponin gọi là migarin làm dãn đồng tử. Trong hạt hải đồng bì có alcaloid gọi là hypophorin có tác dụng tăng phản xạ kích thích đưa đến sự co giật, uốn ván.

Ứng dụng hải đồng bì vào các bài thuốc trị bệnh

Hải đồng bì được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích

Hải đồng bì được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích

  1. Sau khi sinh, máu xấu đưa lên gây choáng đầu, mờ mắt: Vỏ cây hải đồng bì già, lá mần tưới, vỏ màn chầu, ngưu tất, mỗi vị 10g -15g, sắc uống.
  2. Chữa tay chân co rút: Hải đồng bì, đương quy, mẫu đơn bì, thục địa, ngưu tất, mỗi thứ 30g, sơn thù du, bổ cốt chỉ, mỗi thứ 15 g. Tán bột, mỗi lần dùng 3 g, thêm củ hành trắng và 2 chén nước. Sắc còn 1 bát, bỏ bã, uống nóng trước khi ăn (Hải Đồng Bì Tán).
  3. Chữa phong ngứa: Hải đồng bì, xà sàng tử, các vị bằng nhau tán bột trộn mỡ heo xức vào (Như Tuyên Phương).
  4. Chữa Phong thấp: Vỏ Hải đồng bì, cỏ Chân chim, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, Ý dĩ sao, ngưu tất mỗi vị 15 g, sắc lấy nước uống.
  5. Chữa đau nhức răng: Hải đồng bì sắc lấy nước ngậm (Thánh Huệ Phương).
  6. Trị rong kinh, kinh nguyệt không đều: Hoa hải đồng bì 30 g sắc uống (Trung Quốc Dược học đại từ điển).
  7. Chữa phong ngứa: Hải đồng bì, Xà sàng tử, các vị bằng nhau tán bột trộn mỡ heo xức vào. (Như Tuyên Phương).
  8. Chữa rết hoặc rắn cắn: Hải đồng bì tươi giả, đắp lên vết cắn (Trung Quốc Dược học đại từ điển).
  9. Trị trẻ nhỏ 4 – 5 tuổi mà chưa nói được: Bổ cốt chỉ 0,4g, Đương quy 0,8g, Hải đồng bì 0,8g, Mẫu đơn bì 0,8g, Ngưu tất 0,8g, Sơn thù 0,4g, Thục địa 0,8g. Sắc uống. (Hải Đồng Tán – Lê Hữu Trác).
  10. Trị rong kinh, kinh nguyệt không đều: Dùng hoa Hải đồng bì 30 g sắc uống. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  11. Trị tay chân co rút: Hải đồng bì, Đương quy, Mẫu đơn bì, Thục địa, Ngưu tất, mỗi thứ 30g, Sơn thù du, Bổ cốt chỉ, mỗi thứ 15g. Tán bột, mỗi lần dùng 3 g, thêm củ hành trắng và  2 chén nước. Sắc còn 5 phân, bỏ bã, uống nóng trước khi ăn. (Hải Đồng Bì Tán).
  12. Trị đau nhức răng: Hải đồng bì sắc lấy nước ngậm (Thánh Huệ Phương).
  13. Trị thắt lưng, đầu gối đau nhức: Hải đồng bì, Ngưu tất, Xuyên khung, Khương hoạt, Địa cốt bì, Ngũ gia bì, Cam thảo, Ý dĩ nhân, Sinh địa. Liều vừa đủ ngâm rượu uống. (Truyền Tín Phương – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  14. Trị rết hoặc rắn cắn: Hải đồng bì tươi giả, đắp lên vết cắn. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  15. Trị đau lưng đùi do phong thấp: Hải đồng bì 16g. Sắc hoặc ngâm rượu uống. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM chia sẻ rằng đồi với những người không có phong hàn, thấp tà thì không nên dùng hải đồng bì để trị bệnh.

Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Cơ thể con người cần nạp năng lượng mỗi ngày để duy trì các hoạt ...