Danh mục
Trang chủ >> Sức khỏe đời sống >> Dùng hoa hòe để chữa bệnh liệu bạn đã biết?

Dùng hoa hòe để chữa bệnh liệu bạn đã biết?

Hoa hòe là loại cây được trồng khắp nơi ở nước ta, tuy nhiên ít ai biết rằng hoa hòe được ví như một loại thảo dược quý với nhiều công dụng chữa bệnh vô cùng hữu dụng.

Hoa hòe được trồng nhiều ở nước ta đặc biệt ở khu vực miền Bắc

Hoa hòe được trồng nhiều ở nước ta đặc biệt ở khu vực miền Bắc

Thông tin sơ lược về cây hoa hòe

Hoa hòe hay còn được gọi với tên khác là hòe thực, hoa mễ…có tên khoa học là Sophora japonica Linn. Cây cao 7-10m, có khi tới 25 m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le, dài 15cm-25 cm, lá chét 7-15 phiến, hình trứng hoặc hình trứng hẹp, dài 3cm -6 cm, mép nguyên, mặt trên có lông và phấn trắng. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài 15cm -30 cm, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt, chất nạc, chủng tử 1-6 hạt màu đen hình thận.Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta, có nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành.

Thành phần hóa học có trong cây hoa hòe

Theo chia sẻ của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM  Rutin, Betulin, Soporradiol, Glucuronic acid (Trung Dược Học); Soyasaponin, Azukisaponin, Kaikasaponin (Bắc Xuyên Huân, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1988, 108 (6): 538); Quercetin (Mộc Thôn Nhã Vệ, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1984, 104 (4): 340); Isorhamnetin (Ishida Hitoshi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1989, 37 (6): 1616).; Betulin, Sophoradiol (Ngải Mễ Đạt Phu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1956, 76: 1210); Dodecenoic acid, Myristic, Arachidic acid, Tetradecadieoic acid, Beta-Sitosterol (Mitsuhashi Tatsuo và cộng sự C A 1973, 79: 134385u).

Hoa hòe và một số tác dụng dược lý

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Thắm hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết cây hoa hòe có một số tác dụng dược lý như công dụng chống co thắt và chống loét: Hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại trường và phế quản, tác dụng chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin trong Hoa hòe có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột , giảm bớt rõ số ổ loét của bao tử chuột do co thắt môn vị (Trung Dược Học); Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỉ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều gây chết (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược); Rutin trong Hoa hòe có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm. Đối với tổn thương độ 3 càng rõ, đối với độ 1 , 2 cũng có tác dụng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược); Tác dụng chống tiêu chảy: Dịch Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ thấy kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược); Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm Cholesterol trong máu, Cholesterol ở gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng và trị (Trung Dược Học); Tác dụng kháng viêm: Đối với viêm khớp thực nghiệm nơi chuột và chuột nhắt, thuốc đều có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học); Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu. Nếu sao thành than, tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học); Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch (Trung Dược Học); Tác dụng đối với hệ tim mạch: Chích dịch Hoa hòe vào tĩnh mạch cho chó đã được gây mê, thấy huyết áp hạ rõ. Thuốc có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập của ếch và làm trở ngại hệ thống dẫn truyền. Glucozid ở vỏ của Hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể của ếch. Hòe bì tố có tác dụng làm giãn động mạch vành (Trung Dược Học).

Một vài bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây hoa hòe

Hoa hòe được vận dụng vào vô số bài thuốc chữa bệnh thần kỳ

Hoa hòe được vận dụng vào vô số bài thuốc chữa bệnh thần kỳ

  • Chữa đại tiện ra máu: Hòe hoa, Kinh giới tuệ, các vị bằng nhau tán bột, uống lần 4 g với rượu (Kinh nghiệm phương), hoặc dùng Trắc bá diệp 3 chỉ, Hòe hoa 6 chỉ sắc lấy nước uống hàng ngày (Tập giản phương).
  • Trị ho ra máu, khạc ra máu: Hòe hoa sao, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước gạo nếp, cúi ngửa một lát thì đỡ (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
  • Chữa thổ huyết không cầm: Hòe hoa đốt tồn tính, bỏ vào một tý Xạ hương vào, trộn đều. Mỗi lần dùng 12 g uống với nước gạo nếp (Phổ Tế Phương).
  • Trị lưỡi chảy máu không cầm: Hòe hoa tán bột, xức vào (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
  • Chữa chảy máu không cầm: Hòe hoa, Ô tặc cốt, lượng bằng nhau, để nửa sống nửa sao, tán mịn thành bột thổi vào (Phổ Tế Phương).
  • Trị tiểu ra máu: Hòe hoa sao, Uất kim (nướng), mỗi thứ 1 lượng tán bột lần 8g với nước sắc Đậu xị (Bí Tàng Phương).
  • Chữa đi tiêu ra máu do độc của rượu: Hòe hoa nửa sống nửa sao 40 g, Sơn chi tử 20g, tán bột uống lần 8g với nước (Kinh Nghiệm Lương Phương).
  • Trị đại tiện ra máu: Hòe hoa, Chỉ xác, các vị bằng nhau sao tồn tính tán bột, lần uống 8g với nước (Tụ Trân Phương).
  • Chữa sốt cao đột ngột tiêu ra máu: Ruột heo sống 1 cái rửa sạch phơi khô, lấy Hòe hoa sao tán mịn thành bột bỏ đầy vào trong ruột heo, lấy giấm gạo ngâm trong hũ sành nấu chín, làm viên bằng hạt đạn lớn phơi nắng, mỗi lần uống 1 viên lúc đói với rượu ngâm Đương quy (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
  • Chữa rong kinh không cầm: Hòe hoa sao tồn tính, mỗi lần uống 8g- 12 g với rượu nóng trước khi ăn (Thánh Huệ Phương).
  • Chữa lỵ ra máu, trĩ ra máu: Hòe hoa sao, tán mịn thành bột, mỗi lần uống 12 g với rượu, ngày uống 3 lần hoặc dùng vỏ trắng của cây Hòe hoa sắc uống (Phổ tế phương).
  • Trị ung thư phát bối, nhiệt độc ở trong người, hồi hộp, miệng khô, hoa mắt, đầu váng, lưỡi đắng, lưng nóng, tay chân tê, có sưng ở sau lưng: Hòe hoa một mớ, sao cho thành màu nâu đen, ngâm với một chén rượu con, lúc rượu còn đang nóng thì uống, nếu chưa đỡ, uống tiếp, sau khi uống thì nhọt sẽ nhúm mủ lại (Bảo Thọ Đường Phương).
  • Chữa băng huyết không cầm: Hòe hoa 120g, Hoàng cầm 80 g, tán bột. Mỗi lần uống 20 g với một chén rượu (Càn Khôn Bí Uẩn Phương).
  • Trị trúng phong mất tiếng: Hòe hoa sao, sau canh ba nằm ngửa nhai nuốt (Thế Y Đắc Hiệu Phương).
  • Chữa phát bối tán huyết: Hòe hoa, Bột đậu xanh, mỗi thứ 40 g sao như màu ngà voi, tán bột, dùng 40 g Tế trà sắc còn 1 chén, để ngoài sương một đêm, lấy 12 g phết vào, chừa lỗ cho ra mủ (Nhiếp Sinh Diệu Dụng Phương).
  • Chữa trĩ ngoại: Hòe hoa sắc rửa nhiều lần và uống thì sẽ teo lên (Tập Giản Phương).
  • Trị độc nhọt lở sưng tấy, tất cả các loại ung nhọt phát bối, chẳng kể là có mủ hay chưa, nhưng có tấy sưng nóng đau: Hòe hoa sao qua, Hạch đào nhân đều 80g, Dấm 1 chén sắc uống. Nếu chưa đỡ thì uống 2 -3 lần, đã vỡ mủ thì uống 1 -2 lần thấy hiệu quả (Y Phương Trích Yếu Phương).
  • Chữa bạch đới không dứt: Hòe hoa (sao), Mẫu lệ nung, các vị bằng nhau tán mịn thành bột. Mỗi lần uống 12 g với rượu (Trích Huyền Phương).
  • Trị băng huyết, hạ huyết: Hòe hoa 40g, Tông lư thán 8 g, Muối 1 ít, sắc với 3 chén nước còn nửa chén, uống (Trích Huyền Phương).
  • Chữa trường phong hạ huyết: Hòe hoa, Trắc bá (đốt cháy), Chỉ xác đều 12 g, Kinh giới 8g. Tán bột uống với nước hoặc làm thang tể. (đại tiện ra máu) (Hòe Hoa Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị độc dương mai và độc do dương minh tích nhiệt gây ra Dùng Hòe hoa 4 lượng sao qua bỏ vào 2 chén rượu sắc uống nóng, người bị hư hàn thì cấm dùng (Tập Giản Phương).
  • Chữa thổ huyết: Hòe hoa 12g, Bách thảo sương 4 g. Tán bột, uống với nước sắc rễ Tranh (Mao căn) (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa huyết áp cao: Hòe hoa, Hy thiêm thảo, mỗi thứ 20g ~ 40 g. Sắc lấy nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Ngoài những công dụng chữa bệnh trên thì các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM lưu ý với các bạn đọc rằng không có thực hỏa, thực nhiệt cấm dùng hoa hòe để chữa bệnh. Kỵ sắt, Bệnh do hư hàn, không có nhiệt: không dùng.

Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Cơ thể con người cần nạp năng lượng mỗi ngày để duy trì các hoạt ...